LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GA SÀI GÒN Lịch sử đã xác nhận ngành Đường sắt Việt Nam ra đời thì Ga Sài Gòn là điểm xuất phát đầu tiên với việc hình thành các tuyến gồm: Tuyến đường sắt thứ nhất: Tuyến đường sắt thứ 2: Tuyến đường sắt thứ 3: Sự hình thành các tuyến đường sắt về Miền Tây, Miền Đông Nam bộ cũng như có các ga như trên đã phục vụ rất hiệu quả, thuận lợi cho sự đi lại của hành khách, sự lưu thông hàng hóa. Tàu về thẳng các nơi buôn bán và trung tâm giao dịch, đi lại nhanh chóng, thuận tiện, do đó đã thu hút được nhiều khách đi tàu và gửi hàng. Mặt khác nhờ đường sắt đi vào trung tâm đã thúc đẩy sự phát triển đô thị, mở mang phố xá. Thời ấy ga và tàu hỏa là bộ mặt hoạt động kinh tế của trung tâm chợ Bến Thành. Sau năm 1954 đường sắt Miền Nam khôi phục từ sài Gòn – Đông Hà, tổng cộng 1.109,086 Km đường chính và 254,345 Km đường nhánh, do chính quyền Ngô Đình Diệm quản lý, nhưng bị cắt nhiều đoạn. Chính quyền Sài Gòn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư tái thiết lập đường sắt, nhưng do Mỹ – Ngụy sử dụng đường sắt làm phương tiện phục vụ chiến tranh nên quân và dân ta đã không ngừng tăng cường đánh phá, buộc chúng phải ngưng hoạt động bằng đường sắt. Sau năm 1964 chiều dài khai thác giảm dần do chiến tranh tàn phá, đến năm 1974 còn 365 Km. Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14 tháng 11 năm 1975 Chính phủ quyết định khôi phục tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội – Sài Gòn. Sau 36 năm gián đoạn vận tải bằng đường sắt, đến ngày 31 tháng 12 năm 1976, hai đoàn tàu cùng xuất phát từ ga Hà Nội, Thủ đô của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Ga Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, đã khai thông tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam trong niềm hân hoan, phấn khởi của đồng bào cả nước. Đây là thành quả chung của toàn ngành sau nhiều năm Bắc – Nam bị chia cắt, là mồ hôi, sức lực của công nhân đường sắt, công sức đóng góp của nhân dân cả nước. Từ năm 1976 đến 1977 Ga Sài Gòn hoạt động ở gần Bùng binh Quách Thị Trang, gần chợ Bến Thành. Năm 1978 thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn dời về ga Bình Triệu thuộc huyện Thủ Đức, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ để thành ga hành khách Sài Gòn. Tháng 11 năm 1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác. Với diện tích 40.000 m2, thuộc phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ga nhanh chóng lấy lại vị thế, tên tuổi và tình cảm của người dân Nam bộ, đặc biệt là hành khách đi tàu Nam Bắc. Hiện nay ga Sài Gòn là ga hành khách trọng điểm của ngành Đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam, ga trực thuộc sự quản lý của Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn. Trưởng ga - NGUYỄN VĂN THÀNH |
Qúy khách cần biết
CẤM HÚT THUỐC LÁ
Thực hiện quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tường Chính phủ từ ngày 01/01/2010 về việc cấm hút thuốc lá tại những nơi sau: lớp học, nhà trẻ, cơ sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hoá, vũ trường, bến xe, phòng đợi nhà ga, bến cảng, khu sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao, phương tiện giao thông công cộng… trên toàn quốc
Ga Sài Gòn xin thông báo
Hiện nay, ga Sài Gòn có bố trí một phòng dành cho hành khách có nhu cầu hút thuốc. Phòng nằm phía ngoài phòng bán vé, gần các quầy ATM và cổng bảo vệ ga Sài Gòn.
Đề nghị quý khách đến ga chấp hành nghiêm túc Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: không hút thuốc lá tại khuôn viên nhà ga và những nơi có trong quy định cấm.
Liên kết website
Đăng nhập hệ thống
Thăm dò ý kiến
Phương thức phục vụ
Số lượt truy cập
Hôm nay | ||
Hôm qua | ||
Tuần này | ||
Tháng này | ||
Tất cả | 1000 |