TÌNH HÌNH HIỆN TẠI Cách đây hơn 1 thế kỳ, tiếng còi tàu đã chính thức vang lên giữa vùng đất trung tâm công nghịêp , văn hoá, khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông quan trọng... khu vực phía Nam. Suốt một chiều dài lịch sử đó, Sài Gòn -Gia Định nay là Thành phố Hố Chí Minh nói chung, ga Sài Gòn nói riêng đã ghi lại những mốc son quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước. Ngày 20/07/1885, chuyến tàu đầu tiên xuất phát từ ga Sài Gòn, vượt sông Vàm Cò Đông bằng phà tại Bến Lức, đến ga cuối cùng tại trung tâm thành phố Mỹ Tho đánh dấu sự ra đời của tuyến Đường Sắt Việt Nam. Đến nay toàn bộ tuyến đường sắt sài Gòn -Mỹ Tho đã bị tháo dỡ, nhưng những ký ức về tuyến Đường sắt đầu tiên tại Việt Nam đã in sâu vào trong tâm trí của người dân Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Sau khi thống nhất đất nước, trước nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đi lại của nhân dân giữa hai miền Nam - Bắc, Chính phủ đã quyếr định khôi phục tuyến đừơng sắt Thống nhất. Trước sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân vào ngày 04/01/1977, đoàn tàu Thống nhất đầu tiên từ Thủ đô Hà Nội đã vào tới ga Thành phố Hồ Chí Minh. Trong những năm tiếp theo, Đường sắt Việt Nam tiếp tục vươn dài và toả rộng thêm nhiều tuyến mới, nhiều cầu mới đãđợc xây dựng và mở rộng, nhiều ga như: Quy Nhơn, Sóng Thần, Hoà Hưng... đã được xây dựng mới, nâng cấp đã đáp ứng đựơc yêu cầu vận tải trên toàn tuyến. Và từ đây, ga Sài gòn mới chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm 1983. Nếu như lịch sử đã chọn Sài Gòn là điểm cuối cùng trong chiến dịch giải phóng đất nước, thử thách lòng quyết tâm, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta, thì ngày nay cũng tại điểm cuối cùng của tuyến Đường sắt Thống nhất hiện nay, ga Sài Gòn chính là nơi hành khách gửi chọn niềm tin. Là một nhà ga lớn nhất của ngành ở khu vực phía Nam, ga Sài Gòn đứng trên địa bàn quận 3, TP.Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế - xã hội của cả nứơc nhưng đồng thời cũng là một địa bàn phức tạp về trật tự an toàn xã hội. Quá trình hoạt động gặp phải sự cạnh tranh gây gắt của các phương tiện vận tải khác, trong khi cơ sở vật chất của ga còn nhiều hạn chế, hàng ngày nhà ga tổ chức đón tiễn từ hàng nghìn lượt hành khách đi tàu trên các tuyến đường sắt Thống nhất, các tuyến địa phương. Vì vậy, ga đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và đảm bảo an toàn mọi mặt. Ga đã có nhiều nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, thực hiện tốt các nhiệm vụ như: chủ động xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức phục vụ các đợt cao điểm Tết, hè, các ngày lễ; nghiên cứu biến động luồng khách để đề xuất nối thên toa, tăng thêm tàu, bán ghế phụ... Tổ chức nhiều hoạt ộng tiếp thị quãng cáo thu hút hành khách, chủ hàng, gặp gỡ các công ty du lịch, các doanh nghiệp có nhiều lao động đi lại bằng tàu hoả, tổ chức nhiều buồi toạ đàm về việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, chủ hàng, tăng cừơng khai thác dịch vụ bán vé qua điện thoại, giao vé tận nơi theo yêu cầu, chủ động đ ề xuất việc vận chuyển hàng hoá bằng nhều phương thức nhằm thu hút hàng hoá về với Đờng sắt trong thời gian thấp điểm. Đặc biệt trong công tác bán vé, ga Sài Gòn cùng với Công ty VTHK ĐS Sài Gòn thực hiện nhều hih thức bán vé tàu hoả hiện đi như bán vé tàu qua mạng internet, qua email, đặt chỗ qua đện thoại- giao vé tận nơi theo yêu cầu (không thu phí dịch vụ trong vòng bán kính 7km), bán vé tại các đại lý nối mạng, bán vé qua các Dịch vụ mua vé hộ tại nhiều tỉnh thành, lắp đặt thiết bị lấy số thứ tự qua tin nhắn điện thoại... Ga Sài Gòn đã đi tiên phong trong việc hình thành sự kết nối giữa Đường sắt với du lịch thông qua hội nghị được tổ chức nghiêm túc, có quy mô vào thời điểm du lịch đến 2 tháng. Rất nhiều đại biểu đại diện cho các hãng lữ hành ở TP.Hồ Chí Minh và khu vực đã đóng góp nhiều ý kiến bổích trong công tác khai thác thị trường vận chuyển du khách. Cách làm này không những tạo ra mối quan hệ sâu sắc giữa hai bên trở nên khăng khít, có hiệu quả từ sự phối hợp Đường sắt cới du lịch mà còn tạo ra hình ảnh các đoàn tàu thống nhất và địa phương luôn đông khách. Tiếp tục duy trì và mở rộng hệ thống các doanh nghiệp mua vé tàu tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền Đông, Tây Nam bộ. Nhu cầu giải trí, sinh hoạt của khách chờ tàu, chờ mua vé được đáp ứng tốt nhất trong phòng đợi rộng rãi, trật tự, có máy lạnh, tivi màn hình lớn, quầy bưu điện, sách báo, giải khát, vệ sinh... Và mới đây, nhà ga mới có tổng diện tích hơn 2.500m2, đợc trang bị hơn 200 ghế/phòng, có hệ thống máy đều hoà phục vụ hành khách đến ga mua vé và chờ ta cng với khu vực bán vé dành riêng cho hành khách có nhu cầu đi ngay đợc đi vào sử dụng với tổng vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cuả hành khách khi ến với ga Sài Gòn. Cùng với các biện pháp sản xuất kinh doanh, lãnh đạo ga đã xác định: chất lượng phục vụ đi đôi với an toàn là điều kiện sống còn của một đơn vị kinh doanh vận tải. Vì vậy trong những năm qua, ga Sài Gòn đã có nhiều cố gắng để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị chạy tàu; đảm bảo an toàn chạy tàu tuyệt đối, tàu đi đúng giờ đạt 100%, không để xảy ra chậm tàu do chủ quan gây ra, không có tai nạn lao động; hoàn thành khối lượng vận tải hành khách, hàng hoá, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2007 so với năm 2003, sản lượng vận tải hành khách tăng gần 37%, doanh thu tăng 38%. Đặc biệt năm 2008, doanh thu của nhà ga đạt trên 400 tỷ đồng, đón tiếp hơn 1,1 triệu lượt hành khách, hơn 12 nghìn tấn dỡ hàng hoá, thu nhập bình quân đạt 4 triệu đồng/người/tháng. Ga Sài Gòn cũng đã làm tốt các chế độ chính sách công tác cải tiến hợp lý hoá sản xuất, xây dựng các cá nhân tập thể điển hình tiên tiến, xây dựng Nhà ga chính quy, văn hoá, an toàn... Vào tháng 4/2009, ga Sài Gòn đã long trọng đón nhận danh hiệu Huân chương lao động hạng nhất. Những nụ cười và nước mắt, gợi nhớ lại hình ảnh về những đoạn đường sắt và nhà ga đầu tiên trên đất Sài Gòn. Và niềm vui của sự đồng thuận, chung lưng, đấu cật vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ của nhiều thế hệ lãnh đạo, CBCNV ga... đã đoàn kết, thống nhất chung sức, chung lòng xây dựng ga Sài Gòn không ngừng lớn mạnh và phát triển, là niềm tin của lãnh đạo ngành ĐS, Công ty VTHK ĐS Sài Gòn và là địa chỉ tin cậy của hành khách đi tàu trong cả nước. Trưởng ga - NguyễN Thị Thanh Phương |
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH GA SÀI GÒN Lịch sử đã xác nhận ngành Đường sắt Việt Nam ra đời thì Ga Sài Gòn là điểm xuất phát đầu tiên với việc hình thành các tuyến gồm: Tuyến đường sắt thứ nhất: Qua tham khảo tài liệu, tạp chí cầu đường Việt Nam và một số tài liệu khác thì mốc đầu tiên của Đường sắt Việt Nam là tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, được khởi công xây dựng tháng 11 năm 1881 đến tháng 7 năm 1885 mới đưa vào khai thác. Toàn tuyến dài 71 Km, gồm có 11 Ga: Sài Gòn, Chợ Lớn, Phú Lâm, An Lạc, Bình Chánh, Gò Đen, Thủ Thừa, Tân An, Tân Hiệp và Mỹ Tho. Giai đoạn chiến tranh từ năm 1946 – 1954 đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho bị cắt đứt nhiều đoạn, các cầu Bến Lức, Tân An bị phá. Sau năm 1954 việc khai thác tuyến đường này bước vào giai đoạn suy thoái, vì đã không đổi mới để cạnh tranh với vận tải đường sông và đường bộ. Cuối cùng tuyến đường này bị hủy bỏ. Dấu vết còn lại ở nội thành là các đoạn đường ray ở vỉa hè đường Phạm Viết Chánh, Hùng Vương, từ chợ An Đông xuống Mũi tàu. Tuyến đường sắt thứ 2: Xuất phát tại Ga Sài Gòn, là đoạn đường sắt Sài Gòn, Dĩ An, Lộc Ninh. Tuyến đường này khai thác chưa được 20 năm. Đoạn đường sắt từ Bến Đồng Sỹ đi Lộc Ninh dài 69 Km, bắt đầu khai thác năm 1933 do Công ty xe điện Bến Cát – Crachie bỏ vốn xây dựng. Đến năm 1937 sáp nhập vào hệ thống hỏa xa Đông Dương thành tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh. Trong đó đoạn đường sắt Sài Gòn – Dĩ An đi chung với tuyến đường sắt Bắc- Nam. Từ Dĩ An đi Lộc Ninh là tuyến đường riêng dài 129 Km, gồm 17 Ga. Sau chiến tranh tuyến đường nầy bị bãi bỏ, hiện nay chỉ còn dấu vết ở một vài đoạn đã bị sạt lở hoặc còn vài mố cầu cũ đã hư nát, lấp trong cỏ dại. Tuyến đường sắt thứ 3: Đó là tuyến đường sắt Sài Gòn – Biên Hòa – Hà Nội. Năm 1906 bắt đầu khởi công đoạn Sài Gòn – Nha Trang, đến năm 1913 hoàn thành (tổng chi phí khoảng 69 triệu France). Mãi đến năm 1936 mới hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt Hà Nội – Sài Gòn (vừa xây dựng vừa khai thác từng đoạn). Các ga trong khu vực Sài Gòn – Gia Định – Biên Hòa gồm có: Biên Hòa, Chợ Đồn, Dĩ An, Thủ Đức, Bình Triệu, Gò Vấp, Sài Gòn (Ga Sài Gòn hồi ấy ở vị trí gần bùng binh chợ Bến Thành). Sự hình thành các tuyến đường sắt về Miền Tây, Miền Đông Nam bộ cũng như có các ga như trên đã phục vụ rất hiệu quả, thuận lợi cho sự đi lại của hành khách, sự lưu thông hàng hóa. Tàu về thẳng các nơi buôn bán và trung tâm giao dịch, đi lại nhanh chóng, thuận tiện, do đó đã thu hút được nhiều khách đi tàu và gửi hàng. Mặt khác nhờ đường sắt đi vào trung tâm đã thúc đẩy sự phát triển đô thị, mở mang phố xá. Thời ấy ga và tàu hỏa là bộ mặt hoạt động kinh tế của trung tâm chợ Bến Thành. Sau năm 1954 đường sắt Miền Nam khôi phục từ sài Gòn – Đông Hà, tổng cộng 1.109,086 Km đường chính và 254,345 Km đường nhánh, do chính quyền Ngô Đình Diệm quản lý, nhưng bị cắt nhiều đoạn. Chính quyền Sài Gòn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư tái thiết lập đường sắt, nhưng do Mỹ – Ngụy sử dụng đường sắt làm phương tiện phục vụ chiến tranh nên quân và dân ta đã không ngừng tăng cường đánh phá, buộc chúng phải ngưng hoạt động bằng đường sắt. Sau năm 1964 chiều dài khai thác giảm dần do chiến tranh tàn phá, đến năm 1974 còn 365 Km. Sau khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, ngày 14 tháng 11 năm 1975 Chính phủ quyết định khôi phục tuyến đường sắt thống nhất Hà Nội – Sài Gòn. Sau 36 năm gián đoạn vận tải bằng đường sắt, đến ngày 31 tháng 12 năm 1976, hai đoàn tàu cùng xuất phát từ ga Hà Nội, Thủ đô của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Ga Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, đã khai thông tuyến đường sắt huyết mạch Bắc – Nam trong niềm hân hoan, phấn khởi của đồng bào cả nước. Đây là thành quả chung của toàn ngành sau nhiều năm Bắc – Nam bị chia cắt, là mồ hôi, sức lực của công nhân đường sắt, công sức đóng góp của nhân dân cả nước. Từ năm 1976 đến 1977 Ga Sài Gòn hoạt động ở gần Bùng binh Quách Thị Trang, gần chợ Bến Thành. Năm 1978 thực hiện chủ trương chỉnh trang quy hoạch đô thị của Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ga Sài Gòn dời về ga Bình Triệu thuộc huyện Thủ Đức, đồng thời nâng cấp, tu sửa ga hàng hóa Hòa Hưng cũ để thành ga hành khách Sài Gòn. Tháng 11 năm 1983, ga Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động, khai thác. Với diện tích 40.000 m2, thuộc phường 9, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, ga nhanh chóng lấy lại vị thế, tên tuổi và tình cảm của người dân Nam bộ, đặc biệt là hành khách đi tàu Nam Bắc. Hiện nay ga Sài Gòn là ga hành khách trọng điểm của ngành Đường sắt, là đầu mối giao thông quan trọng khu vực thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và tuyến đường sắt Thống nhất Bắc Nam, ga trực thuộc sự quản lý của Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Sài Gòn. Trưởng ga - NGUYỄN VĂN THÀNH |
Ga Sài Gòn nhận Huân Chương lao động hạng nhất 30/04/2009 11:11 Ngày 20/04/20009, Ga Sài Gòn tổ chức lễ đón nhận Huân Chương lao động hạng nhất do thủ tướng chính phủ trao tặng (QĐ 459 KT\CT ngày 27/03/2009). |
Đọc thêm...
|
|